Skip to main content

Incoterms – Hiểu thế nào cho đơn giản?


Hey!!

Khi viết những dòng này là mình đang ở trong thư viện Queenstown gần nhà, take leave 1 ngày thứ 6. Mình bắt đầu có một thời gian rảnh rỗi khá là dài vì mình sắp nghỉ việc và “chuyển nhà”. Mình nghỉ một công việc đã theo đuổi hơn 2 năm ở Singapore và cộng với thời gian làm ở Việt Nam nữa là mình có hơn 4 năm kinh nghiệm làm trong ngành Freight Forwarding. Một con số nho nhỏ thôi so với các anh chị chinh chiến mười mấy năm trong nghề. Anyway, tận dụng từng ấy kinh nghiệm làm việc, mình muốn chia sẻ về Incoterm dành cho các bạn Newbie và các bạn sinh viên đang muốn tìm hiểu về freight forwarding.

Nếu các bạn lên Google tìm kiếm về Incoterm sẽ có hàng đống kết quả trả về bao gồm Incoterms 2010, 2020 với rất nhiều định nghĩa, quyền lợi, trách nhiệm của bên bán (Shipper), bên mua (Consignee). Tuy nhiên, bài viết này mình muốn đề cập về các terms phổ biến (EXW, FCA, FOB, CIF, DAP, DDP) và trình bày dưới cái nhìn từ phía Forwarder.

Đầu tiên để hiểu về Incoterms, các bạn dựa vào báo giá (Quotation) là đơn giản nhất và mình sẽ dùng một Air Quotation, bao gồm các chi phí cơ bản Door to Door (DTD) từ US về VN để minh hoạ như sau:

Disclaimer: Quotation không đề cập đến các terms & conditions về hàng hoá, chuyến bay. Các địa chỉ và giá cả chỉ mang tính chất minh hoạ.

Một báo giá DTD sẽ bao gồm 3 phần: Origin charges + Freight + Destination charges. Origin/destination charges hay còn được gọi là local charges. Dựa vào các chi phí này, các bạn có thể hiểu Incoterm như sau:

  • EXW: Consignee sẽ trả toàn bộ các chi phí của 3 phần (USD 1,120). Nghĩa là forwarder của consignee sẽ đi lấy hàng và chuyển hàng đến tận nơi.
  • FCA (Free Carrier): trong term này có 2 loại là FCA factory & FCA airport. Nếu là FCA factory thì consignee sẽ đến pick up hàng, Shipper hỗ trợ khai hải quan xuất. Chi phí được phân bổ như sau: Shipper USD 55, Consignee USD 1,065. Nếu là FCA airport, shipper sẽ giao hàng ở sân bay, khai hải quan xuất. Consignee sẽ trả các phần còn lại. Vậy chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ lại là: Shipper USD 180, Consignee USD 940.
  • FOB (Free on Board): term này khá là đơn giản. Shipper trả Origin charges (USD 275). Consignee trả Freight + Destination charges (USD 845)
  • CIF (Cost, Insurance & Freight): chuyển sang term này thì Shipper bắt đầu chịu trách nhiệm nhiều hơn, ngoài trả Origin charges + Freight thì còn phải mua bảo hiểm nữa. Bảo hiểm thường được Forwarder cung cấp luôn, tuỳ vào giá trị hàng hoá và mỗi forwarder có bảng giá riêng nên chi phí này là khác nhau nên mình gọi là Insurance fee. Chi phí phân bổ cho term này là: Shipper USD 900 + Insurance fee, Consignee USD 220.
  • DAP (Delivered at place) & DDP (Delivered Duties Paid): 2 terms này thì Shipper sẽ trả toàn bộ chi phí báo giá trên (USD 1120). Vậy thì khác nhau ở chỗ nào? Ở chỗ mình chưa đề cập trong báo giá, chính là duties & tax hay còn gọi là thuế nhập khẩu + VAT ở Việt Nam. Sở dĩ mình không cho chi phí này vào vì nó là as per outlay, nghĩa là khi khai hải quan mức thuế sẽ được cơ quan hải quan áp dụng, chưa kể số tiền cũng biến động theo tỷ giá khi thuế đóng theo VNĐ, còn giá trị hàng hoá thường là USD. Theo DAP thì Consignee sẽ tự trả duties & tax, còn DDP thì Shipper sẽ trả phần phí này luôn.

Vì Incoterms là do Shipper và Consignee thoả thuận, cộng với có rất nhiều các chi phí phát sinh ở mỗi quốc gia/ airport khác nhau nên có thể các chi phí trong báo giá được phân bổ khác đi một chút so với định nghĩa của từng terms. Do đó linh hoạt trong cách hiểu, chào giá cũng như đi sales khách hàng sẽ giúp ích cho công việc hơn. Chúc các bạn phần nào bớt bỡ ngỡ với Incoterm! 

Mưa to quá, mình đang không biết về nhà như thế nào đây = ((.

Comments

Popular posts from this blog

Lảm nhảm khi nhìn điểm chuẩn đại học

Sáng nay đọc báo thấy tin điểm chuẩn ngành logistics và chuỗi cung ứng của NEU là cao nhất - 28,3 điểm. Mình thấy buồn nhiều hơn là vui. Buồn vì không biết các bạn đã tìm hiểu gì chưa khi đăng ký học. Hay là chỉ vì thấy dịch thế này mà logistics vẫn sống khỏe thì học xong không sợ thất nghiệp. Nhưng không biết có phải do làm forwarder (một phần của logistics) hay không mà mình kỳ thị cái ngành này lắm. Hồi còn làm ở Sing, mình thấy làm logistics giống như ở dưới đáy của xã hội. Lắm lúc chồng mình còn hỏi tại sao lại kỳ thị cái nghề cho mình cơm ăn áo mặc, mà còn đóng góp nhiều cho xã hội?! Công nhận là đóng góp nhiều thật, từ cái chai nước đến điện thoại, laptop hay trừu tượng hơn như là Internet đều có bóng dáng của những công nhân gõ máy tính như mình đằng sau. Công sức của bỏ ra nhiều nhưng giá trị nhận lại không cao, cộng thêm các công ty lớn nhỏ cạnh tranh nhau nên nhìn chung chế độ cho một nhân viên làm forwarder lúc nào cũng thấp hơn các ngành khác, mức tăng lương, thưởng không ...

Sydney - Covid Time

Well, it has been almost 1 month since I arrived in Sydney. The lifestyle here is so much different from what I was used to in Hanoi and Singapore. People tend to have more interaction than anywhere else I've lived. For example, agents whom I requested to have an inspection during house hunting usually called me first to set up a viewing schedule. Sometimes I was afraid and didn't pick up the phone because of strange numbers. They only sent a message if I didn't pick up the calls. This is so different from when I was looking for an apartment with agents in Singapore, where we rarely made a call and only discussed things through WhatsApp text. Unfortunately, I am a close contact because one of the agents was negative after 7 days of our inspection. I was required to self-isolate until July 17th. This means that I have to stay at home and order food groceries online. I am only allowed to go out for a COVID test, which I did this morning. Hopefully, the result is negative, and...